Thiết kế Panzer II

Lớp giáp bọc

Panzer II được thiết kế trước cuộc nội chiến Tây Ban Nha vì vậy các kĩ sư thiết kế quên gia cố lớp giáp bọc phần đỉnh tháp pháo, phần giáp sườn và mặt trước-một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của xe tăng trong các trận đấu tăng thời hiện đại. Panzer II chỉ được thiết kế giáp đủ dày để phòng hỏa lực của bộ binh và các đạn pháo cỡ nhỏ.

Panzer II phiên bản A, B và C đều được bọc bằng một lớp giáp sắt đồng nhất với độ dày khoảng 14 mm ở các mặt trước-sườn-sau;dày 10 mm ở phần đỉnh và tháp pháo. Từ phiên bản Ausf. D, lớp giáp này được tăng lên 30 mm. Phiên bản F có lớp giáp trước dày 35 mm và lớp giáp sườn dày 20 mm.

Lớp giáp này có thể bị xuyên thủng bởi một số loại vũ khí như:PCT 45 mm(của quân đội Liên Xô) và canon de 25-47(của quân đội Pháp).

Vũ khí

Hầu hết các phiên bản Panzer II đều được trang bị pháo chính 2 cm KwK 30 55(nòng dài);các phiên bản đời sau sử dụng pháo dài 2 cm KwK 38 L/55-có chức năng tương tự. Khẩu pháo này được thiết kế dựa trên pháo phòng không 2 cm FlaK 30 và có thể bắn được 280 viên đạn/phút-một tỉ số được đánh giá là khá cao. Panzer II còn được trang bị một khẩu 7. 92 mm Maschinengewehr 34 lắp trên thanh đồng trục.

Tuy nhiên, khẩu pháo 2 cm lại tỏ ra không hiệu quả lắm đối với nhiều loại tăng của Đồng Minh, có nhiều cuộc thử nghiệm về việc thay thế pháo 2 cm bằng pháo 37 mm nhưng về sau sự thay thế này bị hủy bỏ. Dự án thay thế pháo lại tiếp tục được đặt ra và lần này pháo 2 cm được thay bằng pháo 50 mm nhưng rốt cuộc mọi việc đều chỉ nằm trên các bản vẽ. Nhận thấy không thể thay thế pháo được nữa(do hiện tại người Đức đã bắt đầu phát triển các loại tăng mới hơn), các nhà quân sử đã thay thế loại đạn hiện tại là đạn xuyên giáp nổ bằng đạn lõi vôn-fram cứng, vì chi phí nguyên liệu đắt nên số đạn đó chỉ được sản xuất rất ít.

Về sau, một số bản thiết kế pháo tự hành dựa trên khung Panzer II và lắp pháo 5 cm PaK 38 nhưng vì loại pháo này đã cũ kỹ nên nó được thay bằng pháo 7. 62 cm PaK 36(r)-vốn có hiệu quả rất cao. Phiên bản được đem ra sản xuất lắp pháo 7. 5 cm PaK 40-có độ chính xác và hỏa lực cao. Các phiên bản pháo tự hành sử dụng khung Panzer II ban đầu lắp pháo 15 cm sIG 33 nhưng về sau lại được thay thế bằng pháo 10. 5 cm leFH 18. Tất cả các phiên bản trên đều được lắp súng máy 7. 92 mm MG34 để chống hỏa lực bộ binh và phòng không.

Độ linh động

Tất cả các phiên bản Panzer II được sản xuất đều được lắp động cơ 6 xi-lanh Maybach HL 62 TRM(140 mã lực và sử dụng xăng để chạy) và bộ truyền động ZF Friedrichshafen. Các mẫu A, B và C đều có tốc độ tối đa đạt 40 km/h. Mẫu D và E có hệ thống treo Christie và hệ thống truyền động tốt hơn, khiến cho tốc độ tối đa đạt đến 55 km/h nhưng tốc độ di chuyển trên đường đất có vẻ chậm hơn so với các phiên bản đầu nên mẫu F được cải tiến lại bằng hệ thống treo thanh xoắn. Tất cả các phiên bản đều đạt tầm hoạt động khoảng 200 km.

Kíp chiến đấu

Panzer II có kíp chiến đấu gồm 3 người. Người lái tăng ngồi phía trước thân. Chỉ huy tăng ngồi ở ghế tháp pháo và có thể ngắm-bắn pháo chính. Người thay đạn(kiêm luôn việc điều khiển radio) ngồi ở trên sàn xe tăng dưới tháp pháo.

Chi phí

Những phiên bản khác nhau có giá thành chênh lệch chút ít. Panzer II Ausf-B gồm đầy đủ trang bị có giá 52.640 RM, trong khi Panzer II Ausf-D/E gồm đầy đủ trang bị có giá 52.728 RM. Mỗi chiếc Panzer II Ausf-F có giá 49.228 RM (chưa bao gồm chi phí giá thành vũ khí, kính ngắm, bộ điện đàm và đạn dược)[1], nếu tính đầy đủ trang bị thì Panzer II Ausf-F có giá tổng cộng 52.728 RM[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panzer II http://afvdb.50megs.com/germany/pz2.html http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-ii.h... http://www.achtungpanzer.com/pz1.htm#panzer2 http://www.achtungpanzer.com/vk1602-leopard-reconn... http://www.battletanks.com/new_page_16.htm http://www.panzerworld.com/product-prices http://www.williammaloney.com/Aviation/CanadianWar... http://www.wwiivehicles.com/germany/tanks-light/pz... http://the.shadock.free.fr/Surviving_Panzer_II.pdf http://www.panzerworld.net/pzkpfwii.html